Music

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Hội Katê di sản văn hóa chăm độc đáo

Share |
Di sản văn hóa chăm độc đáo
 
Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 theo lịch Chăm. Lễ hội Katê là biểu hiện của một nửa cấu trúc lưỡng hợp thuộc về Dương đối lập với yếu tố Âm - lễ Chabur (lễ cúng các ngư thần tháng 9). Cấu trúc lưỡng hợp là một đặc trưng phổ quát ở người Chăm được thể hiện trên nhiều bình diện sâu sắc như: ăn mặc, màu sắc, nghi lễ, hội hè cho đến loại hình biểu diễn nghệ thuật.
Theo tinh thần đó người Chăm luôn phân chia sự vật làm hai nửa: đực - cái, ngày - đêm, sáng - tối, cao - thấp (bộ lạc Cau - bộ lạc Dừa). Tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lức đôi, hầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của một cư dân nông nghiệp. Bản thân lễ hội Katê chứa đựng triết lý ấy.

Katê là lễ hội lớn của cộng đồng làng Chăm diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đến tháp (Bi Môn - Kalan) - làng (Paley) - gia đình (Nga Wôm). Lễ hội được lần lượt tổ chức theo thứ tự trước sau tạo thành một dòng chảy lễ hội Chăm phong phú, đa dạng.
Lễ hội Katê ở đền tháp: Lễ hội Katê ở Ninh Thuận diễn ra ở Ðền Pô Naga (thờ thần mẹ xứ sở) tại Hữu Ðức, tháp Pôklong Garai tại Ðô Vinh, tháp Chàm và tháp Pô Rôme tại Hậu sanh.

Lễ diễn ra ở 3 nơi cùng lúc, cùng ngày, cùng giờ. Sau khi lễ vật đã được chuẩn bị xong thì lễ Katê được tiến hành theo 4 bước: Lễ rước y phục - Lễ mở cửa tháp - Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần Siva và tượng vua trong tháp) - Lễ mặc y phục - Ðại lễ - Hội. Ðặc trưng của lễ hội Katê là trong mỗi bước hành lễ thì thầy cả sư (Pô Dhia) đọc kinh, ông thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca lần lượt mời các vị thần, bà bóng rót rượu, dâng lễ vật lên thần linh và bà con dự lễ khấn vái cầu thần linh ban cho may mắn, sức khỏe, mùa màng....

Kết thúc của cuộc lễ là điệu múa thiêng của bà bóng trong tháp thì bên ngoài bắt đầu vang lên không khí trẩy hội, những chàng trai cô gái Chăm với sắc phục truyền thống nghiêng mình múa hát những điệu dân ca, dân vũ Chăm rộn ràng theo nhịp trống Ginăng, kèn Sarainai...không khí náo nhiệt kéo dài đến mặt trời ngả về chiều thì lễ hội kết thúc.
Lễ Katê ở gia đình: sau khi lễ Katê kết thúc thì mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc mới được tổ chức lễ cúng. Lễ Katê gia đình kéo dài 3 ngày (xưa kia được tổ chức 1 tháng). Trong dịp này ngoài lễ vật dâng cúng, từng gia đình có chuẩn bị qùa bánh để viếng đón bạn bè, làng xóm. Họ viếng thăm và chúc lẫn nhau. Lễ Katê gia đình thường do người chủ gia đình hoặc trưởng tộc làm chủ lễ tế. Mọi thành viên trong gia đình, tộc họ sum họp, ngồi quây quần bên hương hồn tổ tiên- những người đã khuất phù hộ độ trì cho con cháu.

Ðó là 3 cuộc gặp gỡ linh thiêng của người Chăm - cuộc gặp gỡ ấy vừa trang nghiêm tĩnh lặng trong lễ vừa sôi động trong ngày hội, làm cho cả cộng đồng Chăm trở thành một khối thống nhất trong một khoảng khắc tâm linh. Lễ hội Katê Chăm thực chất là lễ nghi nông nghiệp tôn thờ các vị thần nông, thần thủy lợi, thờ các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa như vua Pôklong Garai, Pô Rôme... Ðây là mùa tương đối nông nhàn, do đó ngày hội Katê đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong đối tượng tờ cúng, trong không gian văn hóa và trong cách diễn xướng dân gian. Lễ hội Katê không những thu hút dân làng, du khách bởi những sinh hoạt văn hóa đặc sắc như đấu bóng, văn nghệ, thi dệt vải, đội nước...mà còn hướng người Chăm về cội nguồn dân tộc, về Tháp Chăm cổ kính.
Lễ hội Katê Chăm chính là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường dài lịch sử gian truân của mình.

Ngày nay lễ hội Katê được Ðảng - Nhà nước quan tâm bảo tồn, phát huy đang trở thành một hương sắc trong vườn hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.
 


Lễ hội Katê


Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Tháp Chàm - Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Tết Katê. Người Chăm ở Ninh Thuận tổ chức lễ hội cùng lúc ở ba đền tháp cổ - nơi thờ những vị vua thần của họ: - Tháp Pô Klông Garai nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151- 1205), được tôn là thần thủy lợi; - Tháp Pô Rômê nơi thờ vua Pô Rômê được tôn là thần phát triển nông nghiệp và - Tháp Pô Nưgar thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.
 
Theo phong tục của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, lễ hội Katê bao giờ cũng diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm và cùng lúc diễn ra nghi thức lễ trên tháp Chăm ở thị xã Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận). Sau đó, người dân mới chính thức được khai lễ tại nhà riêng. Trước đó một ngày, tại tháp Posahninư ở thành phố Phan Thiết, hàng ngàn đồng bào Chăm của huyện Hàm Thuận Bắc đã tái hiện một nghi lễ Katê cổ.

Người Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng, cũng như đời sống tình cảm của gia đình. Vì vậy nhân dịp lễ hội Katê, người ta tổ chức thăm viếng nhau giữa những người thân tộc, bạn bè. Các già làng của người Raglai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynếsien) dẫn đầu đoàn người về tham dự. 
 
Tại Ninh Thuận, lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Raglai ở một số vùng tin cậy bảo quản. Ví dụ làng Hữu Đức (Phan Rang) phải lên vùng núi Phước Hà đón nhận mang xuống. Ở tháp Pô Nưgar (Phú Lạc- Tuy Phong) thì Raglai ở Phan Dũng, Phan Điền trực tiếp mang đến đền tháp. Còn ở đền Pô Klông Garai thì bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ bảo quản từ thời thực dân Pháp mang về. Họ mang theo những bảo vật của hoàng tộc Chăm như vương miện, y phục mà họ cất giữ trước đây về nơi lăng tháp cổ để dâng lên các vua thần. Vào buổi chiều, dòng người nô nức đi rước y phục của các vị vua từ danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua và các vị anh hùng khác. Người chuyên dâng lễ vật (ông Muk Pajâu), với mâm cúng gồm có trứng gà, trầu cau, rượu bánh, trái cây. Tiep đến là các ông lo việc quản lý bảo vật của vua (ông Jơngưi ) và người giữ đền tháp và đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Đi đầu là các thầy lễ trong bộ áo choàng màu trắng, đầu chít khăn trắng. Theo sau là các thân hào, nhân sĩ, các vị chức sắc trong lăng, tháp, ấp. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên và đoàn thiếu nữ trong bộ trang phục áo dài xanh, trong tiếng nhạc rộn ràng vui vẻ, đi sau múa quạt. Khi về đến các đền tháp thì các thầy làm lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp, các thầy phải làm lễ xin thần Siva - thần Hủy diệt và Tái tạo, cho phép mở cửa. Đoàn người Raglai múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng. Theo quan niệm của người Chăm, đền tháp là nơi trú ngụ của thần linh. Vì vậy, trước một lễ hội lớn như Katê người Chăm phải làm lễ Tẩy uế, hay còn gọi là lễ Tống ôn. Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần.
 
Lễ chính thức được tổ chức tại tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm - Ninh Thuận) vào ngày mùng một tháng bảy lịch Chăm. Trước những mâm vật lễ bày ra trên bàn thờ gồm rượu, trầu cau, nước ngọt, thịt lợn, dê, cá và gà. Đặc biệt trong các loại bánh luôn có bánh tét (âm), bánh gan tay (dương), bánh gừng... Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm y phục rực rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong đền tháp, thầy cả sư làm chủ lễ, bà Bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát mời các vị thần về dự lễ.
Vào khoảng 3-4 giờ chiều, sau lễ cúng ở các đền tháp kết thúc đồng bào tràn về các thôn xóm và gia đình. Ở đây nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo lễ vật để dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức khỏe. Cũng nhân dịp này, người ta tổ chức thăm viếng nhau, cùng vui chơi và làm những món ăn dân tộc để chiêu đãi bạn bè, láng giềng và khách mời.
Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầu đẹp qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay duyên dáng, khéo léo để trao giải. Trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất.
 
Katê là lễ tết tưởng nhớ thần linh, các anh hùng, tổ tiên, các vị vua có công với nước đã được thần thánh hóa như : PoKlong Giarai, Pôrômê.... Đây cũng là dịp để người dân hành hương, tổ chức gặp mặt, thăm viếng và thờ phụng tổ tiên. Trong lễ hội thường có các nghi thức như lễ dâng cúng và rước thần, đội mũ, mặc áo và tắm cho tượng. Cuối buổi lễ là lúc mọi người ngâm thơ, chơi nhạc, hưởng lộc và tham gia nhiều trò chơi giải trí khác.

Lễ hội Ka-tê của người Chăm Bình Thuận được tổ chức tại các lăng tẩm, đền miếu như đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh, tháp Chàm), tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh), tỉnh Ninh Thuận và gia đình đồng bào Chăm ở khắp các Plây ( làng ) trong tỉnh. Đến với lễ hội Ka-tê, mọi người sẽ được thưởng thức âm hưởng rộn ràng mang tính lễ nhạc của dân tộc Chăm với trống Baranưng, kèn Saranai được các nghệ nhân biểu diễn với tất cả lòng thành kính và say mê. Các thiếu nữ Chăm xinh đẹp duyên dáng trong các điệu múa quạt truyền thống làm say đắm lòng người ...
 
Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm mà còn gắn tới lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Những người tham dự lễ hội được hoà cùng điệu múa của các cô thiếu nữ Chăm, say sưa cùng tiếng trống Gi năng, kèn Saranai. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam .

Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ. Tiến hành lễ hội gồm có:

  • Thầy cả sư trụ trì đền tháp làm chủ lễ,
  • Thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca,
  • Bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần,
  • Ông từ chủ trì lễ tắm tượng,
  • Cùng một số tu sĩ Bà la môn phụ lễ.
Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm:
  • 1 con dê,
  • 3 con gà làm lễ tẩy uế ở tháp,
  • 5 mâm cơm, canh cúng với thịt dê,
  • 1 mâm cơm với muối vừng,
  • 3 ổ bánh gạo và hoa quả.
  • Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè...
Lễ hội Katê gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trình tự theo các bước:
  • Ngày thứ nhất: đón rước y phục của nữ thần Pô Nagar ở thôn Hữu Đức
  • Ngày thứ hai: lễ hội Katê ở các tháp Chăm

Phần lễ

  • Lễ đón rước y phục (thường từ 7 giờ sáng)
  • Lễ mở cửa tháp (diễn ra tại 3 đền, tháp)
  • Lễ tắm tượng thần (diễn ra trong 3 đền, tháp)
  • Lễ mặc y phục cho tượng thần (tại 3 đền, tháp)
  • Đại lễ (thường bắt đầu từ 9h sáng kéo dài đến 11h trưa tại 3 đền, tháp)
Phần hội
  • Ngày thứ ba:
  • Lễ hội Katê ở làng
Sau khi lễ hội Katê ở tháp kết thúc thì không khí lễ hội lại bùng lên ở các làng Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi...

Cùng thời gian đó một bộ phận khác lại chuẩn bị lễ vật cúng thần.


Buổi sáng ngày thứ ba, một người làm lễ cúng Katê ở ngôi nhà chung của làng để cầu mong thần phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Mỗi làng Chăm thờ một vị thần riêng. Trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng tôn vinh hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông thay mặt cho dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ cho dân làng. Nếu như lễ hội Katê nặng về phần lễ ở các đền tháp thì tại làng phần lễ đơn giản hơn phần hội. Đó là các trò như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi đội nước, đá bóng, văn nghệ...


Vào cuối buổi chiều thì cuộc vui kết thúc, hội Katê ở làng cũng vãn. Mọi người về nhà để tiến hành lễ Katê gia đình.

·             Lễ Katê ở gia đình
Kết thúc lễ Katê ở làng là lễ Katê ở các gia đình mới bắt đầu. Nghi lễ này phụ thuộc điều kiện kinh tế của từng gia đình, nếu có thì tổ chức nếu không thì thôi.

Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ, cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng tổ tiên. Cũng vào dịp này các gia đình đều chuẩn bị bánh trái mời người thân tới thăm viếng chúc tụng nhau. Cả làng đều ngập tràn niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Hầu như tất cả đều quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những phút giây tràn đầy hạnh phúc.


Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Panduranga (Ninh Thuận) thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Lễ Hội Katê.

C
ộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức lễ hội Katê quan trọng nhất vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (dương lịch). Đây là Tết của người Chăm và là lễ hội thiêng liêng để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Tháp Chàm – Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Lễ Hội Katê. Người Chăm ở Ninh Thuận tổ chức lễ hội cùng lúc ở ba đền tháp cổ – nơi thờ những vị vua thần của họ: Tháp Pô Klông Garai nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151- 1205), được tôn là thần thủy lợi; Tháp Pô Rômê nơi thờ vua Pô Rômê được tôn là thần phát triển nông nghiệp; Tháp Pô Nưgar thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.

Theo phong tục của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, lễ hội Katê bao giờ cũng diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm và cùng lúc diễn ra nghi thức lễ trên tháp Chăm ở Tp. Phan Rang Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Sau đó, người dân mới chính thức được khai lễ tại nhà riêng. Trước đó một ngày, tại tháp Posahninư ở thành phố Phan Thiết, hàng ngàn đồng bào Chăm của huyện Hàm Thuận Bắc đã tái hiện một nghi lễ Katê cổ.

Người Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng, cũng như đời sống tình cảm của gia đình. Vì vậy nhân dịp lễ hội Katê, người ta tổ chức thăm viếng nhau giữa những người thân tộc, bạn bè. Các già làng của người Raglai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynếsien) dẫn đầu đoàn người về tham dự.

Tại Ninh Thuận vào dịp này còn diễn ra lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Raglai ở một số vùng tin cậy bảo quản. Ví dụ làng Hữu Đức (Ninh Phước) phải lên vùng núi Phước Hà đón nhận mang xuống. Họ mang theo những bảo vật của hoàng tộc Chăm như vương miện, y phục mà họ cất giữ trước đây về nơi lăng tháp cổ để dâng lên các vua thần. Vào buổi chiều, dòng người nô nức đi rước y phục của các vị vua từ danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua và các vị anh hùng khác. Người chuyên dâng lễ vật (Muk Pajâu), với mâm cúng gồm có trứng gà, trầu cau, rượu bánh, trái cây. Tiếp đến là các ông lo việc quản lý bảo vật của vua (ông Jơngưi ) và người giữ đền tháp và đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Đi đầu là các thầy lễ trong bộ áo choàng màu trắng, đầu chít khăn trắng. Theo sau là các thân hào, nhân sĩ, các vị chức sắc trong lăng, tháp, ấp. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên và đoàn thiếu nữ trong bộ trang phục áo dài xanh, trong tiếng nhạc rộn ràng vui vẻ, đi sau múa quạt. Khi về đến các đền tháp thì các thầy làm lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp, các thầy phải làm lễ xin thần Siva – thần Hủy diệt và Tái tạo, cho phép mở cửa. Đoàn người Raglai múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng. Theo quan niệm của người Chăm, đền tháp là nơi trú ngụ của thần linh. Vì vậy, trước một lễ hội lớn như Katê người Chăm phải làm lễ Tẩy uế, hay còn gọi là lễ Tống ôn. Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò Ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần.


Thiếu nữ Chăm múa hát trong ngày hội
Lễ chính thức được tổ chức tại tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm – Ninh Thuận) vào ngày mùng một tháng bảy lịch Chăm. Những mâm vật lễ bày ra trên bàn thờ gồm rượu, trầu cau, nước ngọt, thịt lợn, dê, cá và gà. Đặc biệt trong các loại bánh luôn có bánh tét (âm), bánh gan tay (dương), bánh gừng… Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm y phục rực rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong đền tháp, thầy cả sư làm chủ lễ, bà bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát mời các vị thần về dự lễ. Vào khoảng 3-4 giờ chiều, sau lễ cúng ở các đền tháp kết thúc đồng bào tràn về các thôn xóm và gia đình. Ở đây nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo lễ vật để dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức khỏe. Cũng nhân dịp này, người ta tổ chức thăm viếng nhau, cùng vui chơi và làm những món ăn dân tộc để chiêu đãi bạn bè, láng giềng và khách mời.

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầu đẹp qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay duyên dáng, khéo léo để trao giải; trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất.









                                                                                   Nguồn: Du lịch Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Một ít ý kiến nhé???

Đăng nhận xét

Một ít ý kiến nhé???

Những nhận xét

Taylor Swift

Cùng cười nào???Hô hô hô

Copyright 2010 H u y ề n t h o ạ i c h ă m

Home | Âm nhạc | Hình ảnh | Trò chơi | Truyện đọc | Phim hài | Video clip | Thủ thuật | Tùy bút | Phòng triển lãm | Văn hóa chăm | Học tiếng chăm | Học tiếng anh