Music

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

2! Idol

Hoài Linh
Đọc thêm »

Chămpa clips hot

Đọc thêm »

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Hoài Linh

Đi chết đi

 

Bầy vịt cái

 



Cương thi thiếu nợ - Hoài Linh
Đọc thêm »

Nhạc Anh

Đọc thêm »

Nhạc chăm

Đọc thêm »

Tin nhắn SMS

SMS 

Thay đổi không khí xíu, tặng cả nhà những sms cũng khá là dễ thương, hãy gửi đến người mình thương yêu nhé...

Tất cả những tin nhắn dưới đây đều là những tin nhắn phần lớn là sưu tầm, có 1 vài tin là của tôi ^^ Nhưng tất cả đều có chung 1 đặc điểm là chứa đựng tình yêu nồng nàn trong đó.


"Đố em noh ssiW nghĩa là gì? Chỉ cần xoay ngược lại điện thoại, em sẽ biết ngay. a nhớ e!"


"Thong bao: thoi tiet den nay rat lanh! so may 090xxxxxxx gui tang 1 chut am ap cho nguoi dang doc tin nhan nay!"
"Trời hôm nay mưa , bỗng nhiên nhớ đến 1 ng , ko biết ng đó có nhớ đến mình ko nhỉ"
"Bé biết anh ngồi đâu để nhắn tin cho bé ko? gần ngọn cây đấy, trên đây dưới đất ko có sóng. Vì anh nhớ bé rất rất nhiều".
"Lo học đi, h còn lôi điện thoại ra đọc tin nhắn à" (tin nhắn dành cho các pé đang thi)

"Theo thông tin từ trung tâm khí tượng thủy văn, sáng mai trời vẫn tiếp tục mưa và lạnh, nhắn số điện thoại này sáng đi làm nhớ mặc ấm và mang áo mưa. Còn bây giờ: Chúc em ngủ ngon"

"Ngủ ngoan nhé, ko được đạp chăn ra đâu, lạnh lắm đấy! Anh ngủ đây"
"Nếu có bản án dành cho anh vì đã yêu em thì anh xin đứng trước toà và nhận bản án chung thân được bên em suốt đời..."
"Nếu vẫn còn buồn trong lòng, hãy gọi đến số 09....... Đó là số tổng đài 1080 của riêng em đấy."

"Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất, còn em là vệ tinh của cuộc đời anh" "Kể từ khi mặt phẳng trái tim anh bị đường vuông góc từ ánh mắt em hạ vào, anh không thể xác định nổi bán kính để vẽ vòng tròn tình cảm của mình nữa"

"Trên Trái Đất có 6.000.000.000 người. Và anh không hiểu vì sao anh chỉ nhắn tin cho mỗi mình em. Có lẽ vì 5.999.999.999 người còn lại không thể thay thế được em"

"Châu Âu ngủ, Châu Á cũng đang ngủ, Châu Mỹ đang tối dần, chỉ có đôi mắt đẹp nhất trên thế giới này đang đọc tin nhắn của anh"

"Lúc em chào đời, trời đã mưa. Đó là trời khóc vì tiếc rằng đã để mất một thiên thần tuyệt vời như em"
"Mọi người dạy cho anh biết rằng một giờ có 60 phút, một phút có 60 giây, nhưng không ai dạy anh rằng một giây thiếu em là một giây bất tận, một phút vắng em là một phút vĩnh hằng"
"Làm sao em có thể bắt trời không mưa khi trên trời dày đặc mây đen? Làm sao em có thể bắt lá vàng không rụng khi mùa thu đã tới? Làm sao em có thể bắt anh không yêu em khi em có trên đời này?"
"Anh chỉ ước một thảo nguyên đầy chó. Một nông trường bát ngát lá mơ xanh. Một dãy Trường Sơn trồng đầy sả ớt. Một dòng sông chứa đầy rượu Jonny. Ðể nơi ấy tháng ngày anh tu luyện. Xa bụi trần và quên lãng bóng hình em ........"
"Buồn cười cực em à, anh vừa mơ thấy em rủ anh đi chơi vườn hoa rồi sau đó ... hun anh! Anh hỏi là em thích anh à, thì em gật đầu! Sau đó chúng mình đi chơi tiếp vui lắm! Này, mơ thôi đấy, không có vấn đề gì đâu! He he!"

Nếu bất chợt emnhận ra rằng mình đang trong 1 căn fòng tối, nhìn thấy máu và sự ẩm ướt ở khắp mọi nơi. Đừng lo em ạ, emđang ở một nơi rất an toàn - trái tim anh

Trên thiên đường có 10 thiên thần: 5 thiên thần đang chơi đùa, 4 thiên thần đang nói chuyện và 1 thiên thần đang đọc tin nhắn này...

Thầy Toán dạy anh 1 giờ = 60 phút,
1 phút = 60 giây,
nhưng thầy chẳng nói với anh 1 giây không có em lại bằng tới 100 năm.
Nhớ em!

"Nếu anh ở dưới địa ngục và em ở trên thiên đường. Anh sẽ ngước nhìn và hân hoan cùng em. Nhưng nếu anh ở trên thiên đường và em ở dưới địa ngục, anh sẽ cầu Trời gửi anh xuống bởi anh biết rằng thiên đường sẽ ko phải là thiên đường nếu thiếu em!

Anh đã đánh rơi một giọt nước mắt vào biển khơi, và khi một ai đó tìm thấy nó thì đó là lúc anh ngừng yêu em.
Sưu tầm
Đọc thêm »

40 câu danh ngôn cuộc sống


1. Một trong những hạnh phúc lớn của đời sống là tình bạn và một trong những hạnh phúc lớn của tình bạn là có người để gửi gắm một bí mật, một tâm tư .(Manzôni) 
2. Lòng trung thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người . Sự thật ,lòng tin cậy , tình bạn và tình yêu đều tuỳ thuộc vào điều đó cả .(Elviisresley ) 
3. Hãy cho đi cái mà bạn có . Đối với ai đó thì món quà ấy mang một ý nghĩa sâu sắc mà bạn không ngờ . (Hrnry Wadsworth – Longellow) 
4. Chân thật và thẳng thắn là bước đầu cần thiết làm nảy nở và củng cố mối quan hệ bạn bè .(Lênin) 
5. Bạn là người chúng ta tin cậy để ta tự tin.(F.Perier) 
6. Cuộc đời chỉ là một chuỗi những cơ hội ngẫu nhiên . Cái khó là nắm bất cơ hội mà hành động . Đừng bao giờ để vuột mất."Không phải ngày nào bạn cũng gặp cơ hội may đâu " . (George Besnard-Shaw ) 
7. Bạn đứng hận thù nếu ta cứ hận thù thì trật tự mới sẽ chỉ là trật tự cũ mà thôi …Chúng ta phải đem hận thù gặp gỡ yêu thương , sức mạnh vật chất gặp gỡ sức mạnh tinh thần . ( Martin Luther Kinh.JK ) 
8. Không có gì thiêng liêng hơn tình đồng loại . Bố mẹ yêu con , con yêu bố mẹ . Nhưng các bạn ạ , cái đó không có gì lạ , vì ngay con vật cũng biết yêu bố mẹ của nó . Nhưng gắn bó với nhau bằng huyết thống thì chỉ có con người mới có khả năng ấy .(Gogol ) 
9. Bao lâu bạn còn tự tin ở bạn thì người khác còn tin ở bạn .(cynda Willams) 
10. Thời gian hay khoảng cách đều không làm giảm được tình bạn . ( Ghersen ) 
11. Tình bạn đòi hỏi sự thông cảm sâu xa giữa những người bạn . Nếu không , tình bạn không thể nảy sinh hoặc tồn tại. ( Saint Francis De sales ) 
12. Hãy cho hết những gì bạn nhận được .Và hãy lắng nghe tiếng gọi của lòng thương xót .Đừng nghĩ rằng cái ít ỏi bạn cho đi là to lớn .Và cái to lớn bạn nhận được là ít ỏi .(Phoebe Vary ) 
13. Không phải tất cả những người cười với ta đều là bạn cũng không phải tất cả những người làm ta bực mình đều là kẻ thù của ta . ( Ngạn ngữ Mông Cổ ) 
14. Trong tình bạn , Nếu không sẵn sàng lònh tha thứ cho nhau những lỗi lầm nhỏ mọn thì không sao bền vững được . 
15. Tự ái là thuốc độc giết chết tình bạn . (Balzac) 
16. Tình bạn đó là một tâm hồn trong hai cơ thể. ( Aristoteles ) 
17. Tình bạn như ngọn lửa hồng trong không gian giá lạnh .( Nguy Nguy ) 
18. Đừng để ai phiền trách bạn . Trong mọi việc nếu bạn không thành công thì hãy cho là lỗi tại bạn . Đừng đổ lỗi cho ai . ( Earvin ) 
19. Kẻ lấy thân thế chơi với nhau , thân thể đổ là bạn hết . Kẻ lấy của cải chơi với nhau , của cải hết là mất bạn. ( Vân Trung Tư ) 
20. Ai không hề cảm thấy cái hấp dẫn của một tình bạn chân thật , bất vị lợi , nguời ấy không biết được hạn phúc mà một người có thể nhận được ở một người . ( Young ) 
21. Thông cảm nỗi khổ của bạn là tốt mà ra tay tiếp cứu họ còn hay hơn . (voltaire ) 
22. Bạn hãy cười và thể gian sẽ cười với bạn . Bạn hãy khóc và bạn khóc cô đơn .(E.W.Wilcox ) 
23. Bạn hãy dạy cho họ biết sống làm sao và bài học khó hơn nữa biết bao là chết làm sao . (B.porteus) 
24. Khi bạn thấy khó chịu về lỗi của người khác , bạn hãy xét mình lại và coi xem bạn có làm như họ vậy không . ( Marc-Aurele) 
25. Dám và thử thánh là những trận chiến . Nếu bạn thua một lần , hai lần hoặc nhiều lần nữa , bạn háy giao chiến lại rồi sẽ được lúc bạn toàn thắng .(Epictete) 
26. Bạn đau khổ : bạn hãy nhẫn nại .Đau khổ hiện giờ không thiệt cho tương lai bạn , Bạn không khát vọng quá cũng không sợ hãi quá , Bạn coi sự thanh thản tâm hồn như một quả quý , nhờ đau khổ làm cho nó cứng rắn và chịu đựng thản nhiên muôn nghìn rắc rối của cuộc đời . ( De Charnage ) 
27. Chúng ta sống với các khuyết điểm như những mùi hôi của ta . Chúng ta không hay biết gì nhưng chúng làm cho người khac khó chịu thôi .( BA de ) 
28. Bạn hãy hiền dịu bao dung với hết tất cả mọi người trừ chính mình .(joubert ) 
29. Mỗi người có trong đời mình những trang sách mà mình không biết và được viết bởi công trạng của người khác .(G.Guyau ) 
30. Bạn đừng làm một điểm trên vong tròn mà phải làm một trng tân điểm . ( Luc miriam ) 
31. Làm cho người khác tốt hơn đó alf cách duy nhát làm cho người ta hạnh phúc hơn. (Ampere) 
32. bạn đừng phán xét hạt tiêu theo hình dáng nhỏ bé của nó , hãy nếm nó và bạn sẽ cảm thấy nó cay cỡ nào . ( Ngạn ngữ Ả Rập ) 
33. Nếu ai nói xấu bạn mà đúng thì sửa lỗi .Nếu họ nói bậy thì cười thôi .(Epictete ) 
34. Nếu đẹp , bạn hãy đáng với nhan sắc của mình , nếu xấu bạn hãy làm cho người ta quên cái xấu của bạn bằng kiến thức của bạn . (Nicole) 
35. Bạn hãy nhớ bạn là con người và đừng tự làm mình hèn hạ . ( Cổ ngạn ) 
36. Nếu chẳng may bạn phạm phải lỗi lầm , kể cả những lỗi lầm lớn , hãy luôn nhớ rằng còn cơ hội may khác cho bạn chuộc lỗi . Thất bại không phải là vấp ngã , mà là cứ nằm lì sau khi ngã . ( Mary ) 
37. Chúng ta không thể nói chính xác lúc nào tình bạn hình thành . Cứ nhỏ từng giọt nước vào ly , sẽ có lúc một giọt nước làm tràn ly . Cũng vậy , trong mỗi chuỗi những điều dễ thương , tử tế , sẽ có một điều làm con tim tràn đầy .(Samuel ) 
38. Hãy giữ một người bạn chân thành với cả hai tay của bạn . ( tục ngữ ) 
39. Ai cũng tự nhiên cảm thấy rằng tất cả những tình cảm tốt đẹp trên thế giới này không giá trị bằng một hành động yêu thương . ( Jamé Russell ) 
40. Nếu bạn phải hỏi tình bạn giá bao nhiêu thì bạn không đủ tiền mua đâu . (Christopher )
Đọc thêm »

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Slide ảnh đơn giản

Trình diễn slide ảnh đơn giản trong blogspot

Hôm nay mình xin chia sẻ với các bạn thủ thuật tạo slide ảnh vô cùng đơn giản và gọn nhẹ. Thủ thuật này có ưu điểm là load rất nhanh.







Đầu tiên các bạn vào Thiết kế -> Thêm tiện ích -> HTML/Javascript, sau đó dán toàn bộ đoạn mã sau vào tiện ích, chỉnh sửa Link_anhLink_lien_ket_den_anh là OK:

<embed type="application/x-shockwave-flash" src="http://img694.imageshack.us/img694/7500/beautifuldreamblogslide.swf?http://i465.photobucket.com/support/http://vn.myblog.yahoo.com/cindy-babylove" flashvars="config=4&amp;bcastr_flie=Link_anh1|Link_anh2&amp;bcastr_link=Link_lien_ket_den_anh1|Link_lien_ket_den_anh2" wmode="transparent" width="500" height="300"></embed>


Bây giờ là phần chỉnh sửa:
* config=4: tốc độ thay đổi ảnh 1 -> 10, số càng lớn, tốc độ thay đổi ảnh càng nhanh, nên chọn 4 là phù hợp nhất.
* Link_anh1: thay bằng link ảnh của bạn
* Link_lien_ket_den_anh1: thay bằng kink liên kết đến một trang nào đó mà bạn thích ( thứ tự phù hợp với link ảnh nha bạn)
* width=500, height=300: bạn tùy chỉnh chiều dài và chiều rộng ảnh hiện thị tại đây.

Cuối cùng Save lại là xong,nếu thấy hay thì đừng quên để lại comment cho mình nha!


Nguồn: Nguyen_Libra'sblog
Đọc thêm »

Sodoku

Đọc thêm »

Champa Katê Festival

















Đọc thêm »

Tự học tiếng chăm - Bài 1 ---> bài 5

Bài học 1



 

Bài học 2
 
Bài học 3

Bài học 4
 
Bài học 5
 

Đọc thêm »

Tự học tiếng chăm - Inrasara

Tự học tiếng chăm - Inrasara

LỜI NÓI ĐẦU      
Cuốn Tự học tiếng Chăm được biên soạn để dạy khóa “bổ túc” tự nguyện cho khoảng 70 thanh niên Chăm làng Mỹ Nghiệp tỉnh Ninh Thuận vào mùa Thu năm 1975. Sau đó nó được dùng để hướng dẫn cho một số học sinh Chăm lưu trú ở thị xã Phan Rang.

Vào năm 1984, Tự học tiếng Chăm được biên soạn lại và đã diễn trình trong một chuyên đề khoa học ở Ban biên soạn sách chữ Chăm – Thuận Hải (cũ) như là một tư liệu cần thiết phục vụ chương trình xóa mù chữ mẹ đẻ trong cộng đồng Chăm. Dự tính cuốn sách sẽ được Nhà xuất bản Giáo dục in vào cuối năm 1985, nhưng do sự bất cẩn của một nhân viên biên tập, bản thảo bị thất lạc.
     
Cuốn sách được viết lại lần ba để thông qua Hội thảo (nghiệp dư ) của các nhân sĩ trí thức Chăm ở làng Mỹ Nghiệp góp ý vào năm 1989. Để ba năm sau, tư liệu này được dùng  giảng dạy 2 khóa cho sinh viên nước ngoài tại Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Tp Hồ Chí Minh.

Như vậy, hơn một phần tư thế kỷ, khuôn mặt Tự học tiếng Chăm nhiều lần thay đổi: góp ý, sửa chữa, bổ sung, chỉnh lý.
Cuốn sách được bố trí như sau:
 
Chương I: Giới thiệu Bảng chữ cái và dấu âm tiếng Chăm với cả phần chuyển tự và phiên âm. Chuyển tự ở đây được tiếp nhận từ những thành tựu của các nhà nghiên cứu tiếng Chăm đi trước đồng thời qua thực tiễn giảng dạy, hướng dẫn tiếng Chăm và biên soạn Từ điển Chăm – Việt, Từ điển Việt – Chăm của người viết, với những thay đổi phù hợp. Riêng ở phần phiên âm, ở đây nên gọi là VIỆT HÓA thì đúng hơn; ghi như vậy chỉ với mục đích để người Việt và người Chăm biết tiếng Việt dễ học, chứ không là phiên âm đúng nghĩa của nó.
 
Chương II: Các bài học. Với các phần: Âm vần và các ví dụ minh họa; bài học; từ vựng và ngữ pháp trong bài; và sau cùng: hai câu tục ngữ – châm ngôn Chăm.
 
Chương III: Ngữ pháp tiếng Chăm. Giới thiệu cấu trúc cơ bản nhất của từ và câu tiếng Chăm với những Lưu ý cần thiết cho nói và viết tiếng – chữ Chăm.
 
Chương IV: Từ vựng củng cố: Bao gồm vốn từ vựng rất căn bản trong sinh hoạt thường nhật nhưng đã bị lãng quên và được thay thế bằng tiếng Việt trong thế hệ trẻ Chăm ngày nay.
 
Chương V: Bài đọc thêm: Gồm 18 bài văn xuôi, thơ – cả cổ điển lẫn hiện đại, bình dân lẫn bác học, hầu mở một cánh cửa nhỏ cho người học nhìn vào thế giới Văn chương – chữ nghĩa Chăm.
 
Ngoài ra, Bản đồ dân cư Chăm tại Việt Nam, Bảng chữ cái Chăm cổ… cũng cần thiết có mặt trong cuốn sách.
 
Đây không phải là công trình đầu tiên về dạy và học chữ và tiếng Chăm. Nó xuất hiện sau hơn mươi cuốn sách khác – quy mô có, sơ lược có – nên nó cố tránh những khuyết điểm của các người đi trước: hoặc cao, nặng quá hoặc thấp, nhẹ quá. Nhưng bởi đối tượng mà Tự học tiếng Chăm nhắm tới là đại đa số công chúng gồm nhiều thành phần, nhiều lứa tuổi, nhiều trình độ khác nhau cả trong lẫn ngoài cộng đồng Chăm, nên nó không thể tránh được cái điểm yếu riêng của nó.

Người viết rất mong nhận được lời góp ý, chỉ giáo của người học lẫn các bậc hiểu biết.                                                                                                                  


Làm quen với bảng chữ cái Akhar Thrah Chăm







Bảng số (Angka)


Làm quen chữ cái Chăm

Chương 1

    





Inrasara 
Nghiên cứu thêm ở đây nhé,hiiiiii 
Đọc thêm »

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

Làng chăm Ninh Thuận

Làng chăm Ninh Thuận

Lang thang trong những ngôi làng nhỏ quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là một cách thú vị để tìm và hiểu thêm về mảnh đất nhiều nắng gió này...
Lễ hội Katê của người Chăm Lễ hội Katê của người Chăm

50% trong tổng số 100.000 người Chăm tại Việt Nam sống tại Ninh Thuận. Tuy vậy, con số khiêm tốn đó không diễn tả hết được ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa Chăm lên đời sống của người dân nơi đây.

Trong làng Chăm, có những ngôi nhà trồng hoa chămpa và chữ Chăm viết trên những biển hiệu cửa hàng. Chợ thường được dựng lên sơ sài trên bãi đất trống với vài mái lều. Đây đó, một hàng rào phơi đầy quần áo. Góc sân một ngôi nhà nhỏ có chuồng bồ câu nhiều tầng với những ô cửa tròn. Vào buổi sáng, nghe tiếng chim câu gù, từ trong nhà nhìn ra sân thấy nắng lóa mắt.


Trong ngày Lễ Katê Trong ngày Lễ Katê

Tôi thích ghé thăm những ngôi làng Chăm vào dịp lễ Katê, trên bàn ê hề các món ăn đãi khách. Người lớn say la đà trong những bữa tiệc viếng thăm lẫn nhau, những cô bé, cậu bé Chăm da ngăm đen, tóc xoăn, đôi mắt to băn khoăn lấp ló sau cánh cửa; trên đường đung đưa bóng váy dài.
Làng Mỹ Nghiệp dệt thổ cẩm và làng Bàu Trúc làm gốm là hai làng Chăm được khách du lịch biết đến nhiều nhất. Hai làng này nằm kề nhau, lần lượt về hai bên của Quốc lộ 1, cách Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 10km về hướng Nam.
Gốm Bàu Trúc được làm từ đất sét ven bờ sông Quao. Người làm gốm tin rằng đây là một bí quyết tạo nên sự độc đáo của gốm Bàu Trúc. Gốm được làm hoàn toàn bằng tay, nung thủ công bằng rơm, nên mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật khác biệt và mỗi người thợ gốm Bầu Trúc là một nghệ nhân.

Làng gốm Bầu Trúc Làng gốm Bầu Trúc
Gốm Bầu Trúc không trau chuốt đến tinh xảo như gốm Bát Tràng, kiểu dáng không đa dạng, hợp thời như gốm Bình Dương, mà ngay cả vẻ thô mộc cũng khác với gốm Phù Lãng. Chiếc bình gốm Bầu Trúc với lớp men nướng không đều tự nhiên, ẩn hiện những hoa văn Chăm, ngầm mang thông điệp riêng về một nền văn hóa độc đáo.
Làng dệt Mỹ Nghiệp (thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, cách thị xã Phan Rang 12km về phía Đông Nam), có tên Chăm là Ca Klaing. Trên nền vải màu đen, đỏ mầu đặc trưng của thổ cẩm Chăm, có thể thấy những hoa văn hết sức đa dạng từ những khối hình học cơ bản, đến mỏ neo, chân chó, mây, kỳ nhông, rồng, phượng cách điệu. Hoa văn trên trang phục của người phụ nữ Chăm thể hiện tầng lớp, địa vị của người mặc.
Mùa nho Ninh Thuận Mùa nho Ninh Thuận
Nằm kề ngay thành phố Phan Rang - Tháp Chàm còn có những làng rau. Ngay từ đầu đường Yên Ninh, rẽ phải là làng rau Văn Sơn, Mỹ Hải với những cánh đồng mênh mông lô hội, é, hành tỏi, hành tây, táo, cà chua, cà tím và nhiều loại rau khác. Cánh đồng rau xanh tốt và đẹp không kém gì làng rau du lịch Trà Quế của Hội An, giữa cánh đồng lại có cái giếng cổ nước trong veo. Những tép tỏi bé xíu có mùi thơm cay đặc biệt đã từ lâu trở thành một đặc sản của tỉnh Ninh Thuận.
Ninh Thuận còn là mảnh đất của làng muối và những cánh đồng muối bao la: Phương Cựu, Trí Hải. Xí nghiệp muối Trí Hải thuộc Công ty Cổ phần muối Ninh Thuận sản xuất tới 60.000 tấn muối/năm, là xí nghiệp đầu tiên áp dụng công nghệ muối bạt: làm muối có hệ thống bạt che mưa. Những cánh đồng mặn đầy nắng, có thể trở thành điểm đến biết bao ý nghĩa cho những người lữ khách từ thành phố.
Lang thang trong những ngôi làng nhỏ quanh thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là một cách thú vị để tìm và hiểu thêm về mảnh đất nhiều nắng gió này...

Đọc thêm »

Truyện thơ BINI CHĂM

Truyện thơ BINI CHĂM
 
Bini – Chăm là lời tâm sự đau buồn của một hoàng thân Chăm khi kể về mối tình của chàng với nàng công chúa người truyền đạo Islam từ đất thánh La Mecque đến. Qua các địa danh và sự kiện lịch sử được ghi trong tác phẩm, có thể đoán là truyện thơ được ra đời từ đầu thế kỷ 18.

Bini – Chăm không theo khuôn mẫu thông thường của các chuyện thơ các dân tộc khác. Các nhân vật không được giới thiệu tên tuổi, quê quán. Câu chuyện không theo trình tự thời gian chặt chẽ.
Mở đầu là cô gái bỏ đất Chăm đi về quê cũ bỏ lại chàng hoàng thân Chăm ngồi một mình bên bãi cát bờ biển Mã Lâm. Chàng trai ôm mặt khóc đau đớn tuyệt vọng trong một sự im lặng tuyệt đối, cô đơn tuyệt đối.
                                    Ta ngồi đó một mình trên bãi cát
                                    Biển mênh mông, sóng nước bao la
                                    Buồn em đi khói phủ nhạt mờ
                                    Và ta khóc hai bàn tay đẫm lệ
                                    Nắng chiều êm sau rừng xuống nhẹ
                                    Soi bóng ta khô héo, rạc gầy
                                    Chim rừng kêu thảm thiết đâu đây
                                    Rồi bay hết, cả đất trời im ắng !

Chàng quay ngựa trở về. Và trên đường về chàng vừa bày tỏ tình cảm, vừa ôn lại kỷ niệm xưa với công chúa Islam. Thời gian ở đây lẫn lộn hiện tại và quá khứ, cảm nghĩ và hồi tưởng.
Một mình một ngựa, suy tưởng nhớ thương lan toả theo bước đi của chàng từ bờ biển Mã Lâm đến tháp PiDam, Thanh Khiết, Lâm Giang… mỗi nơi chàng đi qua là một nguồn cơn khơi dậy tình cảm yêu thương cô gái Islam.
                                     Đây vùng đất – nơi tận cùng xứ sở
                                     Gốc vỡ tan, rừng núi héo khô
                                     Chim ơi có thấy em ta
                                     Bước em ta, dáng đi yểu điệu
                                     Mây ơi có thấy em ta?
                                     Hương tóc em thơm bay khắp nẻo.
Đồng thời những mảnh đất mà chàng đi qua cùng với cây cỏ, đền tháp, lâu đài cũng là nguồn cơn gợi cảm yêu thương tha thiết của chàng, với những hình ảnh thân thương:
                                    Con mương khô bạn bên đàng
                                    Cho nai đi lạc giữa vàng lá khô
                                    Bóng ai đôi nước đường xa
                                    Dáng đi kiều diễm như là dáng xưa.
Và hình ảnh thân thương của đất nước Chăm (những cô gái đội nước) lại bị nhoà lẫn vào dáng kiều diễm của người yêu thuộc xứ sở La Mecque.
Trong tình cảm chàng trai, cô gái Islam và đất nước Chăm hoà làm một, nhưng trong thực tế, cay đắng thay đó là hai lực lượng đối lập, thù địch. Công chúa Islam đã đem đạo Islam đến đó sinh ra chiến tranh làm cho quê hương Chăm tan hoang.
Chàng đã đem hết sức để điều hoà hai lực lượng đó, đã van lơn, cầu khẩn mà hoàn toàn thất bại:
                                    Ta ôm chầm lấy em trong vòng tay khẩn khoản
                                    Ta hỏi em và ta hứa với em
                                    Ta xin em và ta van lơn em
                                    Giọng tha thiết như là tiếng cuốc
                                    Nàng lắc đầu dỗi hờn một mực
                                    Không nói năng và chẳng ngước nhìn
                                    Rồi quành voi thẳng bước đi lên        
                                    Sức voi lớn, voi đi như gió
                                    Ta nhìn theo
                                    Ngựa ta vào Tuấn Tú
                                    Bài ca vang, gió vùi dấu chân thơm

Nàng từ chối sự van xin của hoàng thân Chăm, quyết làm theo điều nàng đã định. Kết quả là :
                                    Xứ Debare loạn lạc lan tràn...
                                    Đời ta sầu muộn quê hương tan tành...
                                    Đất nước ngập chìm trong tối tăm...
                                                                                             sưu tầm: sm0oths3a
Đọc thêm »

Tháp Bà PONAGAR

THÁP BÀ PONAGAR VÀ MỘT TRUYỀN THUYẾT ĐẸP
 
Xem hình
 Ảnh: ninhbinhtourism.com.vn
Đến thành phố biển Nha Trang, bạn không thể không đến thăm khu Tháp Bà Ponagar - một trong những di tích lịch sử và văn hoá nổi tiếng của thành phố này. Tháp bà Ponagar là một quần thể tháp với lối kiến trúc độc đáo của dân tộc Chăm, được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, nằm sát tả ngạn sông Cái Nha Trang.
Từ dưới chân núi ngay sát quốc lộ, theo những bậc đá đi lên bạn sẽ gặp một khu đất bằng phẳng khoảng hơn 200m2, có 10 trụ gạch lớn cao trên 5m xếp thành bốn hàng trên nền gạch rộng. Theo các bậc đá lên cao mãi tới đỉnh núi là một nền đất rộng khoảng 500m2. Nơi này hiện có bốn ngôi tháp, hai miếu thờ và một nhà nghỉ. Hai ngôi tháp lớn, một cao 18m, một cao 22,48m, được xây bằng gạch nung. Tháp lớn xây thành 4 tầng, mỗi tầng đều có cửa giả, tượng thần và hình thú bằng đá, ở 4 góc có 4 tháp nhỏ, tạo những đường nét hết sức độc đáo. Tháp lớn nhất thờ nữ thần Ponagar (tiếng Chăm có nghĩa là Mẹ Xứ Sở). Tượng nữ thần bằng đá hoa cương, đặt trên bệ đá hình đài sen, lưng tựa vào phiến đá lớn tạo hình lá đề. Tượng cao 260cm. Những đường nét trên thân hình tượng chắc, khoẻ, sống động, hai bầu vú căng tròn đầy sức sống và những nếp nhăn ở bụng tưởng như đang phập phồng theo hơi thở.
Theo truyền thuyết, ngày xưa tại núi Đại An (Đại Điển) có hai vợ chồng tiều phu đến cất nhà và làm rẫy trồng dưa nơi triền núi. Suốt một thời gian dài, hễ trái dưa nào chín tới đều bị mất. Ông lão rình và một hôm bắt gặp một cô bé khoảng 9-10 tuổi hái dưa rồi chơi dỡn dưới trăng. Thấy cô bé dễ thương, ông bèn đem về nuôi và thương yêu như con ruột. Hôm đó, trời mưa to gió lớn, cảnh vật tiêu điều buồn bã, cô bé lấy đá chất thành ba hòn dã sơn và hái hoa lá cắm vào rồi đứng ngắm làm vui.
Cho rằng hành vi của con không hợp với khuê tắc, ông tiều lớn tiếng rầy la. Không ngờ cô bé là tiên giáng trần buồn nhớ cảnh bồng lai. Đang buồn lại chợt nhìn thấy một khúc kỳ nam theo nước trôi đến, thiều nữ bèn hiến thân vào khúc kỳ nam cho sóng đưa đẩy. Khúc kỳ nam trôi ra biển rồi tấp vào đất Trung Hoa, hương toả ngào ngạt. Nhân dân địa phương lấy làm lạ kéo đến xem. Thấy gỗ tốt, họ bèn xúm vào khiêng, nhưng người đông bao nhiêu cũng không khiêng nổi.
Thái tử Bắc Hải nghe tin đồn bèn tìm đến xem hư thực và giơ tay nhấc thử. Thật kỳ lạ khi khúc gỗ bỗng nghẹ như tờ giấy, chàng liền đem về cung và nâng niu như báu vật. Một đêm, dưới ánh trăng mờ, thái tử thấy có bóng người thấp thoáng nơi để khúc kỳ nam, nhưng lại gần xem thì tứ bề vắng vẻ, chỉ phảng phất mùi hương từ khúc kỳ nam bay ra. Những đêm sau đó, thái tử vẫn tiếp tục theo dõi... Rồi một đêm, chàng thấy từ trong khúc kỳ nam bước ra một giai nhan tuyệt sắc. Chàng vụt chạy đến, ôm choàng lấy giai nhân. Không biến kịp vào khúc kỳ nam, giai nhân đành theo thái tử về cung và cho biết lai lịch cũng như danh tính là Thiên Y Ana. Thái tử thấy nàng Ana xinh đẹp khác thường bèn tâu phụ hoàng xin cưới làm vợ. Vợ chồng ăn ở với nhau rất tương đắc, sinh được hai con - một trai một gái, dung mạo khôi ngô tuấn tú. Một hôm, nỗi nhớ quê hương thúc giục, Thiên Y bồng hai con nhập vào kỳ nam trở về làng cũ.
Núi Đại An còn đó, nhưng vợ chồng ông tiều phu đã về cõi âm. Thiên Y xây đắp mồ mả cho cha mẹ nuôi và sửa sang nhà của để phụng tự. Thấy nhân dân địa phương còn lạc hậu, bà dạy cày cấy, kéo vải, dệt sợi và đặt ra các lễ nghi... Từ đó, ruộng nương luôn tươi tốt, đời sống nhân dân mỗi ngày một thêm phong lưu. Đến một ngày, có con chim hạc từ trên mây bay xuống, Thiên Y cùng hai con cưỡi hạc bay về trời...
Nhân dân địa phương nhớ ơn đức của Bà Thiên Y nên năm 817 đã xây tháp và tạc tượng thờ phụng. Hàng năm, vào ngày bà thăng thiên (23/3 âm lịch) đều có tổ chức lễ múa bóng dâng hoa rất long trọng.
  Nguồn: QueHuongOnline.vn
Đọc thêm »

Hội Katê di sản văn hóa chăm độc đáo

Di sản văn hóa chăm độc đáo
 
Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 theo lịch Chăm. Lễ hội Katê là biểu hiện của một nửa cấu trúc lưỡng hợp thuộc về Dương đối lập với yếu tố Âm - lễ Chabur (lễ cúng các ngư thần tháng 9). Cấu trúc lưỡng hợp là một đặc trưng phổ quát ở người Chăm được thể hiện trên nhiều bình diện sâu sắc như: ăn mặc, màu sắc, nghi lễ, hội hè cho đến loại hình biểu diễn nghệ thuật.
Theo tinh thần đó người Chăm luôn phân chia sự vật làm hai nửa: đực - cái, ngày - đêm, sáng - tối, cao - thấp (bộ lạc Cau - bộ lạc Dừa). Tất cả đều thể hiện ước vọng phồn thực trong sự liên kết lức đôi, hầu mong cho sự sinh sôi nảy nở của con người, vật nuôi và mùa màng tươi tốt của một cư dân nông nghiệp. Bản thân lễ hội Katê chứa đựng triết lý ấy.

Katê là lễ hội lớn của cộng đồng làng Chăm diễn ra trên một không gian rộng lớn từ đến tháp (Bi Môn - Kalan) - làng (Paley) - gia đình (Nga Wôm). Lễ hội được lần lượt tổ chức theo thứ tự trước sau tạo thành một dòng chảy lễ hội Chăm phong phú, đa dạng.
Lễ hội Katê ở đền tháp: Lễ hội Katê ở Ninh Thuận diễn ra ở Ðền Pô Naga (thờ thần mẹ xứ sở) tại Hữu Ðức, tháp Pôklong Garai tại Ðô Vinh, tháp Chàm và tháp Pô Rôme tại Hậu sanh.

Lễ diễn ra ở 3 nơi cùng lúc, cùng ngày, cùng giờ. Sau khi lễ vật đã được chuẩn bị xong thì lễ Katê được tiến hành theo 4 bước: Lễ rước y phục - Lễ mở cửa tháp - Lễ mộc dục (lễ tắm tượng thần Siva và tượng vua trong tháp) - Lễ mặc y phục - Ðại lễ - Hội. Ðặc trưng của lễ hội Katê là trong mỗi bước hành lễ thì thầy cả sư (Pô Dhia) đọc kinh, ông thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca lần lượt mời các vị thần, bà bóng rót rượu, dâng lễ vật lên thần linh và bà con dự lễ khấn vái cầu thần linh ban cho may mắn, sức khỏe, mùa màng....

Kết thúc của cuộc lễ là điệu múa thiêng của bà bóng trong tháp thì bên ngoài bắt đầu vang lên không khí trẩy hội, những chàng trai cô gái Chăm với sắc phục truyền thống nghiêng mình múa hát những điệu dân ca, dân vũ Chăm rộn ràng theo nhịp trống Ginăng, kèn Sarainai...không khí náo nhiệt kéo dài đến mặt trời ngả về chiều thì lễ hội kết thúc.
Lễ Katê ở gia đình: sau khi lễ Katê kết thúc thì mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc mới được tổ chức lễ cúng. Lễ Katê gia đình kéo dài 3 ngày (xưa kia được tổ chức 1 tháng). Trong dịp này ngoài lễ vật dâng cúng, từng gia đình có chuẩn bị qùa bánh để viếng đón bạn bè, làng xóm. Họ viếng thăm và chúc lẫn nhau. Lễ Katê gia đình thường do người chủ gia đình hoặc trưởng tộc làm chủ lễ tế. Mọi thành viên trong gia đình, tộc họ sum họp, ngồi quây quần bên hương hồn tổ tiên- những người đã khuất phù hộ độ trì cho con cháu.

Ðó là 3 cuộc gặp gỡ linh thiêng của người Chăm - cuộc gặp gỡ ấy vừa trang nghiêm tĩnh lặng trong lễ vừa sôi động trong ngày hội, làm cho cả cộng đồng Chăm trở thành một khối thống nhất trong một khoảng khắc tâm linh. Lễ hội Katê Chăm thực chất là lễ nghi nông nghiệp tôn thờ các vị thần nông, thần thủy lợi, thờ các anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa như vua Pôklong Garai, Pô Rôme... Ðây là mùa tương đối nông nhàn, do đó ngày hội Katê đa dạng trong sắc thái biểu hiện, trong đối tượng tờ cúng, trong không gian văn hóa và trong cách diễn xướng dân gian. Lễ hội Katê không những thu hút dân làng, du khách bởi những sinh hoạt văn hóa đặc sắc như đấu bóng, văn nghệ, thi dệt vải, đội nước...mà còn hướng người Chăm về cội nguồn dân tộc, về Tháp Chăm cổ kính.
Lễ hội Katê Chăm chính là tấm gương phản chiếu những sinh hoạt của một cộng đồng, là nơi hội tụ di sản văn hóa Chăm đồ sộ mà người Chăm tích lũy được trên dặm đường dài lịch sử gian truân của mình.

Ngày nay lễ hội Katê được Ðảng - Nhà nước quan tâm bảo tồn, phát huy đang trở thành một hương sắc trong vườn hoa văn hóa của dân tộc Việt Nam.
 


Lễ hội Katê


Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Tháp Chàm - Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Tết Katê. Người Chăm ở Ninh Thuận tổ chức lễ hội cùng lúc ở ba đền tháp cổ - nơi thờ những vị vua thần của họ: - Tháp Pô Klông Garai nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151- 1205), được tôn là thần thủy lợi; - Tháp Pô Rômê nơi thờ vua Pô Rômê được tôn là thần phát triển nông nghiệp và - Tháp Pô Nưgar thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.
 
Theo phong tục của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, lễ hội Katê bao giờ cũng diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm và cùng lúc diễn ra nghi thức lễ trên tháp Chăm ở thị xã Phan Rang (tỉnh Ninh Thuận). Sau đó, người dân mới chính thức được khai lễ tại nhà riêng. Trước đó một ngày, tại tháp Posahninư ở thành phố Phan Thiết, hàng ngàn đồng bào Chăm của huyện Hàm Thuận Bắc đã tái hiện một nghi lễ Katê cổ.

Người Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng, cũng như đời sống tình cảm của gia đình. Vì vậy nhân dịp lễ hội Katê, người ta tổ chức thăm viếng nhau giữa những người thân tộc, bạn bè. Các già làng của người Raglai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynếsien) dẫn đầu đoàn người về tham dự. 
 
Tại Ninh Thuận, lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Raglai ở một số vùng tin cậy bảo quản. Ví dụ làng Hữu Đức (Phan Rang) phải lên vùng núi Phước Hà đón nhận mang xuống. Ở tháp Pô Nưgar (Phú Lạc- Tuy Phong) thì Raglai ở Phan Dũng, Phan Điền trực tiếp mang đến đền tháp. Còn ở đền Pô Klông Garai thì bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ bảo quản từ thời thực dân Pháp mang về. Họ mang theo những bảo vật của hoàng tộc Chăm như vương miện, y phục mà họ cất giữ trước đây về nơi lăng tháp cổ để dâng lên các vua thần. Vào buổi chiều, dòng người nô nức đi rước y phục của các vị vua từ danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua và các vị anh hùng khác. Người chuyên dâng lễ vật (ông Muk Pajâu), với mâm cúng gồm có trứng gà, trầu cau, rượu bánh, trái cây. Tiep đến là các ông lo việc quản lý bảo vật của vua (ông Jơngưi ) và người giữ đền tháp và đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Đi đầu là các thầy lễ trong bộ áo choàng màu trắng, đầu chít khăn trắng. Theo sau là các thân hào, nhân sĩ, các vị chức sắc trong lăng, tháp, ấp. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên và đoàn thiếu nữ trong bộ trang phục áo dài xanh, trong tiếng nhạc rộn ràng vui vẻ, đi sau múa quạt. Khi về đến các đền tháp thì các thầy làm lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp, các thầy phải làm lễ xin thần Siva - thần Hủy diệt và Tái tạo, cho phép mở cửa. Đoàn người Raglai múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng. Theo quan niệm của người Chăm, đền tháp là nơi trú ngụ của thần linh. Vì vậy, trước một lễ hội lớn như Katê người Chăm phải làm lễ Tẩy uế, hay còn gọi là lễ Tống ôn. Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần.
 
Lễ chính thức được tổ chức tại tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm - Ninh Thuận) vào ngày mùng một tháng bảy lịch Chăm. Trước những mâm vật lễ bày ra trên bàn thờ gồm rượu, trầu cau, nước ngọt, thịt lợn, dê, cá và gà. Đặc biệt trong các loại bánh luôn có bánh tét (âm), bánh gan tay (dương), bánh gừng... Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm y phục rực rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong đền tháp, thầy cả sư làm chủ lễ, bà Bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát mời các vị thần về dự lễ.
Vào khoảng 3-4 giờ chiều, sau lễ cúng ở các đền tháp kết thúc đồng bào tràn về các thôn xóm và gia đình. Ở đây nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo lễ vật để dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức khỏe. Cũng nhân dịp này, người ta tổ chức thăm viếng nhau, cùng vui chơi và làm những món ăn dân tộc để chiêu đãi bạn bè, láng giềng và khách mời.
Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầu đẹp qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay duyên dáng, khéo léo để trao giải. Trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất.
 
Katê là lễ tết tưởng nhớ thần linh, các anh hùng, tổ tiên, các vị vua có công với nước đã được thần thánh hóa như : PoKlong Giarai, Pôrômê.... Đây cũng là dịp để người dân hành hương, tổ chức gặp mặt, thăm viếng và thờ phụng tổ tiên. Trong lễ hội thường có các nghi thức như lễ dâng cúng và rước thần, đội mũ, mặc áo và tắm cho tượng. Cuối buổi lễ là lúc mọi người ngâm thơ, chơi nhạc, hưởng lộc và tham gia nhiều trò chơi giải trí khác.

Lễ hội Ka-tê của người Chăm Bình Thuận được tổ chức tại các lăng tẩm, đền miếu như đền tháp Pô Nagar (thôn Hữu Đức), tháp Pô Klông Garai (phường Đô Vinh, tháp Chàm), tháp Pô Rôme (thôn Hậu Sanh), tỉnh Ninh Thuận và gia đình đồng bào Chăm ở khắp các Plây ( làng ) trong tỉnh. Đến với lễ hội Ka-tê, mọi người sẽ được thưởng thức âm hưởng rộn ràng mang tính lễ nhạc của dân tộc Chăm với trống Baranưng, kèn Saranai được các nghệ nhân biểu diễn với tất cả lòng thành kính và say mê. Các thiếu nữ Chăm xinh đẹp duyên dáng trong các điệu múa quạt truyền thống làm say đắm lòng người ...
 
Đây là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất trong kho tàng văn hoá của cộng đồng người Chăm. Lễ hội không chỉ gắn với đền tháp cổ kính - nơi lưu giữ những giá trị kỹ thuật và mỹ thuật cao nhất của nền văn hoá Chăm mà còn gắn tới lĩnh vực khác của văn hoá: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ; những bài thánh ca, ca ngợi các vị vua hiền có công với nước với dân. Lễ hội còn là dịp để những người tham dự được thưởng thức một nền nghệ thuật ca - múa - nhạc dân gian với phong cách độc đáo. Những người tham dự lễ hội được hoà cùng điệu múa của các cô thiếu nữ Chăm, say sưa cùng tiếng trống Gi năng, kèn Saranai. Lễ hội Katê là minh chứng về sự phong phú, đa dạng trong kho tàng văn hoá của đại gia đình các dân tộc Việt Nam .

Lễ hội Katê của người Chăm ở Ninh Thuận diễn ra ở 3 đền tháp trong cùng ngày, cùng giờ. Các nghi lễ cơ bản giống nhau về nội dung, nghi thức hành lễ. Tiến hành lễ hội gồm có:

  • Thầy cả sư trụ trì đền tháp làm chủ lễ,
  • Thầy kéo đàn Kanhi hát thánh ca,
  • Bà bóng dâng lễ vật lên các vị thần,
  • Ông từ chủ trì lễ tắm tượng,
  • Cùng một số tu sĩ Bà la môn phụ lễ.
Lễ vật dâng cúng Katê tại đền tháp bao gồm:
  • 1 con dê,
  • 3 con gà làm lễ tẩy uế ở tháp,
  • 5 mâm cơm, canh cúng với thịt dê,
  • 1 mâm cơm với muối vừng,
  • 3 ổ bánh gạo và hoa quả.
  • Ngoài ra còn có rượu, trứng, trầu cau, xôi chè...
Lễ hội Katê gồm có 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trình tự theo các bước:
  • Ngày thứ nhất: đón rước y phục của nữ thần Pô Nagar ở thôn Hữu Đức
  • Ngày thứ hai: lễ hội Katê ở các tháp Chăm

Phần lễ

  • Lễ đón rước y phục (thường từ 7 giờ sáng)
  • Lễ mở cửa tháp (diễn ra tại 3 đền, tháp)
  • Lễ tắm tượng thần (diễn ra trong 3 đền, tháp)
  • Lễ mặc y phục cho tượng thần (tại 3 đền, tháp)
  • Đại lễ (thường bắt đầu từ 9h sáng kéo dài đến 11h trưa tại 3 đền, tháp)
Phần hội
  • Ngày thứ ba:
  • Lễ hội Katê ở làng
Sau khi lễ hội Katê ở tháp kết thúc thì không khí lễ hội lại bùng lên ở các làng Chăm. Trước ngày lễ dân làng phân công nhau quét dọn đền thờ, ngôi nhà chung của làng, chuẩn bị sân khấu, sân bãi...

Cùng thời gian đó một bộ phận khác lại chuẩn bị lễ vật cúng thần.


Buổi sáng ngày thứ ba, một người làm lễ cúng Katê ở ngôi nhà chung của làng để cầu mong thần phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt. Mỗi làng Chăm thờ một vị thần riêng. Trong lễ cúng tế thần làng, chủ tế lễ không phải là chức sắc tôn giáo mà thường được dân làng tôn vinh hoặc người có uy tín và tinh thông phong tục tập quán. Ông thay mặt cho dân làng cúng lễ vật cho thần và cầu mong thần phù hộ cho dân làng. Nếu như lễ hội Katê nặng về phần lễ ở các đền tháp thì tại làng phần lễ đơn giản hơn phần hội. Đó là các trò như thi dệt vải (làng Mỹ Nghiệp), thi đội nước, đá bóng, văn nghệ...


Vào cuối buổi chiều thì cuộc vui kết thúc, hội Katê ở làng cũng vãn. Mọi người về nhà để tiến hành lễ Katê gia đình.

·             Lễ Katê ở gia đình
Kết thúc lễ Katê ở làng là lễ Katê ở các gia đình mới bắt đầu. Nghi lễ này phụ thuộc điều kiện kinh tế của từng gia đình, nếu có thì tổ chức nếu không thì thôi.

Chủ lễ cúng Katê là người trong gia đình hoặc là người lớn tuổi trong tộc họ. Vào ngày lễ, mọi thành viên trong gia đình đều có mặt đông đủ, cầu mong tổ tiên, thần linh phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn. Đây cũng là dịp ông bà, cha mẹ, giáo dục con cháu kính trọng tổ tiên. Cũng vào dịp này các gia đình đều chuẩn bị bánh trái mời người thân tới thăm viếng chúc tụng nhau. Cả làng đều ngập tràn niềm vui, thân thiện, tình đoàn kết xóm giềng. Hầu như tất cả đều quên đi những vất vả, lo âu của đời thường để tận hưởng những phút giây tràn đầy hạnh phúc.


Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Panduranga (Ninh Thuận) thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Lễ Hội Katê.

C
ộng đồng người Chăm theo đạo Bà La Môn ở Ninh Thuận và Bình Thuận tổ chức lễ hội Katê quan trọng nhất vào ngày 1 tháng 7 theo lịch Chăm, khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10 (dương lịch). Đây là Tết của người Chăm và là lễ hội thiêng liêng để tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, tổ tiên ông bà, tạ ơn các thần linh đã giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Khi cây bằng lăng nở hoa tím cả vùng rừng núi Tháp Chàm – Phan Rang thì cũng là lúc đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn rộn ràng vui Lễ Hội Katê. Người Chăm ở Ninh Thuận tổ chức lễ hội cùng lúc ở ba đền tháp cổ – nơi thờ những vị vua thần của họ: Tháp Pô Klông Garai nơi thờ vua Pô Klông Garai (1151- 1205), được tôn là thần thủy lợi; Tháp Pô Rômê nơi thờ vua Pô Rômê được tôn là thần phát triển nông nghiệp; Tháp Pô Nưgar thờ nữ thần hay Bà Mẹ xứ sở, người dạy trồng lúa, bông, dệt vải.

Theo phong tục của đồng bào Chăm ở Bình Thuận, lễ hội Katê bao giờ cũng diễn ra tại nhà hoàng tộc Chăm và cùng lúc diễn ra nghi thức lễ trên tháp Chăm ở Tp. Phan Rang Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận). Sau đó, người dân mới chính thức được khai lễ tại nhà riêng. Trước đó một ngày, tại tháp Posahninư ở thành phố Phan Thiết, hàng ngàn đồng bào Chăm của huyện Hàm Thuận Bắc đã tái hiện một nghi lễ Katê cổ.

Người Chăm rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng, cũng như đời sống tình cảm của gia đình. Vì vậy nhân dịp lễ hội Katê, người ta tổ chức thăm viếng nhau giữa những người thân tộc, bạn bè. Các già làng của người Raglai (tộc người cùng ngữ hệ Malayo Polynếsien) dẫn đầu đoàn người về tham dự.

Tại Ninh Thuận vào dịp này còn diễn ra lễ rước y phục của vua chúa Chăm, mà xưa kia hoàng tộc đã giao cho người Raglai ở một số vùng tin cậy bảo quản. Ví dụ làng Hữu Đức (Ninh Phước) phải lên vùng núi Phước Hà đón nhận mang xuống. Họ mang theo những bảo vật của hoàng tộc Chăm như vương miện, y phục mà họ cất giữ trước đây về nơi lăng tháp cổ để dâng lên các vua thần. Vào buổi chiều, dòng người nô nức đi rước y phục của các vị vua từ danok (nơi cất giữ đồ lễ vua). Tại đây, ông thầy Cò Ke (ông Kadhar Gru) vừa kéo đàn Kanhi, vừa hát bài ngợi ca công đức của các nhà vua và các vị anh hùng khác. Người chuyên dâng lễ vật (Muk Pajâu), với mâm cúng gồm có trứng gà, trầu cau, rượu bánh, trái cây. Tiếp đến là các ông lo việc quản lý bảo vật của vua (ông Jơngưi ) và người giữ đền tháp và đồ thờ cúng (ông Chămnay) bước lên khấn mừng thần. Lễ thỉnh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.

Sáng hôm sau, đoàn các thầy lễ tiến hành rước y phục về các đền tháp ở làng Hữu Đức, Hậu Sanh, Đô Vinh. Đi đầu là các thầy lễ trong bộ áo choàng màu trắng, đầu chít khăn trắng. Theo sau là các thân hào, nhân sĩ, các vị chức sắc trong lăng, tháp, ấp. Các bộ lễ phục được đặt trên kiệu, có lọng che hai bên và đoàn thiếu nữ trong bộ trang phục áo dài xanh, trong tiếng nhạc rộn ràng vui vẻ, đi sau múa quạt. Khi về đến các đền tháp thì các thầy làm lễ mở cửa tháp. Để được phép vào tháp, các thầy phải làm lễ xin thần Siva – thần Hủy diệt và Tái tạo, cho phép mở cửa. Đoàn người Raglai múa đánh mã la, thổi khèn bầu và các vũ nữ Chăm múa quạt, xong ông từ và vị sư cả tiến hành lễ cúng xin phép thần Siva cho mở cửa tháp, với vật lễ: rượu, trầu cau, nước pha trầm tắm tượng. Theo quan niệm của người Chăm, đền tháp là nơi trú ngụ của thần linh. Vì vậy, trước một lễ hội lớn như Katê người Chăm phải làm lễ Tẩy uế, hay còn gọi là lễ Tống ôn. Trong khi tắm tượng cho thần thì thầy Cò Ke hát. Sau lễ tắm tượng là lễ mặc long bào cho vua thần.


Thiếu nữ Chăm múa hát trong ngày hội
Lễ chính thức được tổ chức tại tháp Pô Klông Garai (Tháp Chàm – Ninh Thuận) vào ngày mùng một tháng bảy lịch Chăm. Những mâm vật lễ bày ra trên bàn thờ gồm rượu, trầu cau, nước ngọt, thịt lợn, dê, cá và gà. Đặc biệt trong các loại bánh luôn có bánh tét (âm), bánh gan tay (dương), bánh gừng… Trong tiếng trống Ginăng, Paranưng trầm bổng, dồn dập, tiếng kèn Saranai bay bổng, ngọt ngào, các thiếu nữ Chăm y phục rực rỡ, uyển chuyển trong điệu múa truyền thống. Trong đền tháp, thầy cả sư làm chủ lễ, bà bóng dâng lễ vật lên các vua thần, thầy đàn hát mời các vị thần về dự lễ. Vào khoảng 3-4 giờ chiều, sau lễ cúng ở các đền tháp kết thúc đồng bào tràn về các thôn xóm và gia đình. Ở đây nhà nào cũng chuẩn bị chu đáo lễ vật để dâng cúng tổ tiên và thần linh, cầu được nhiều may mắn và sức khỏe. Cũng nhân dịp này, người ta tổ chức thăm viếng nhau, cùng vui chơi và làm những món ăn dân tộc để chiêu đãi bạn bè, láng giềng và khách mời.

Phần hội được tổ chức với nhiều trò chơi dân gian truyền thống, như thi kết mâm trầu đẹp qua đó chọn ra những cô gái có bàn tay duyên dáng, khéo léo để trao giải; trò chơi thi đội chum nước khéo léo trên đầu cùng nhau chạy về đích thu hút rất nhiều người tham gia. Ngoài ra có thi dệt thổ cẩm và có những giải thưởng cho những cô gái dệt thổ cẩm Chăm dài và đẹp nhất.









                                                                                   Nguồn: Du lịch Việt Nam
Đọc thêm »

Những nhận xét

Taylor Swift

Cùng cười nào???Hô hô hô

Copyright 2010 H u y ề n t h o ạ i c h ă m

Home | Âm nhạc | Hình ảnh | Trò chơi | Truyện đọc | Phim hài | Video clip | Thủ thuật | Tùy bút | Phòng triển lãm | Văn hóa chăm | Học tiếng chăm | Học tiếng anh